Nên bôi kem dưỡng trước hay sau serum để có hiệu quả cao?

Bôi kem dưỡng trước hay sau serum

Mỹ phẩm là món tư trang không thể thiếu đối với phụ nữ. Việc hiểu biết đúng về thứ tự sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như serum, kem dưỡng,…sẽ giúp làn da của bạn hấp thu các dưỡng chất tốt hơn mà không bị bít tắc lỗ chân lông gây mụn trên da. Vậy bôi kem dưỡng trước hay sau serum để có hiệu quả cao? Hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của Dokova.

I. Nên bôi kem dưỡng trước hay sau serum?

Kem dưỡng và serum là hai sản phẩm chăm sóc da quan trọng, giúp làn da luôn tươi trẻ và mịn màng. 

Nên bôi kem dưỡng trước hay sau serum?
Nên bôi kem dưỡng trước hay sau serum?

Do có cấu tạo phân tử siêu nhỏ nên serum có khả năng thẩm thấu vào da rất nhanh với thời gian trung bình từ 1 đến 2 phút. Nếu sau thời gian này mà da mặt của bạn vẫn còn ẩm rít thì bạn nên kiểm tra lại nguồn gốc của loại serum đó.

Ngay sau khi serum đã thẩm thấu vào da, bạn cần bôi kem dưỡng để khóa ẩm tức thì trên da, tránh tình trạng serum bị bốc hơi, giữ lại các dưỡng chất trong sản phẩm.

Xem thêm: Trước khi bôi kem chống nắng cần bôi gì? Cách bôi & Lưu ý

II. Hướng dẫn thoa serum và kem dưỡng hiệu quả

Bạn nên thoa serum và kem dưỡng theo các bước sau đây để sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Rửa mặt với nước ấm

Rửa mặt với nước ấm không chỉ loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn trên da, mà còn có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng, làm dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn.

Bước 2: Lau khô mặt

Khi lau mặt, bạn không nên lau khô hoàn toàn mà nên giữ cho da mặt vẫn còn hơi ẩm. Trong vòng 1 phút sau đó, bạn sử dụng toner, serum và kem dưỡng ẩm để ngăn độ ẩm bay hơi, giúp dưỡng chất hấp thụ vào da tốt hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên để da quá ẩm vì như thế sẽ làm loãng tinh chất, ảnh hưởng đến tác dụng của sản phẩm.

Các bước thoa serum trong quy trình skincare
Các bước thoa serum trong quy trình skincare

Bước 3: Thoa serum

Bạn nhỏ serum lên tay với lượng vừa đủ rồi thoa tinh chất lên mặt và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Đối với những vùng da dễ có nếp nhăn như khóe miệng, vùng quanh mắt thì bạn massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong da.

Bước 4: Thoa kem dưỡng

Sau khi thoa serum được 1 – 2 phút, qua đó bạn cũng đã lý giải được câu hỏi bôi kem dưỡng trước hay sau serum. Sở dĩ bôi kem dưỡng sau serum vì theo quy tắc skincare thì các dưỡng chất ở dạng lỏng sẽ được thoa lên trước các mỹ phẩm ở dạng đặc để đảm bảo các dưỡng chất được thẩm thấu tối đa, hạn chế tình trạng bay hơi.

Cách thoa kem dưỡng đúng chuẩn như sau:

  • Đầu tiên, bạn cho lượng kem dưỡng vừa phải lên lòng bàn tay rồi xoa đều để làm ấm kem dưỡng ẩm trên tay.
  • Sau đó, bạn thoa kem dưỡng lên vùng gò má, massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để kem dưỡng thấm sâu vào trong da.
  • Tiếp đến, bạn thoa lên trán và các vùng còn lại của khuôn mặt như vùng chữ T, cằm, cổ và tai.

Lưu ý: Đối với những vùng da dễ lão hóa và có nếp nhăn như da mặt, cổ và cằm thì bạn cần vuốt theo chiều hướng lên, tránh chà xát quá mạnh gây tổn thương da.

Xem thêm: Cách sử dụng serum và 8 điều bạn cần lưu ý

III. Những thắc mắc thường gặp khi sử dụng serum và kem dưỡng

1. Thoa serum bao lâu thì bôi kem dưỡng ẩm?

Kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm cho da, nên bạn có thể sử dụng kem dưỡng ngay sau khi bôi serum được 1 – 2 phút để đảm bảo rằng các dưỡng chất từ serum được thẩm thấu và phát huy tối đa công dụng. Qua đó, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi thoa serum bao lâu thì thoa kem dưỡng.

Tuy nhiên, khi dùng kem dưỡng ẩm, bạn chỉ nên thoa lớp mỏng để tránh làm bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn ẩn, mụn đầu đen.

2. Thoa serum bao lâu thì bôi kem chống nắng?

Bên cạnh câu hỏi bôi kem dưỡng trước hay sau serum thì câu hỏi về việc bôi kem chống nắng trước hay sau serum cũng là vấn đề nhiều chị em khi thực hiện skincare thắc mắc.

Thoa serum bao lâu thì bôi kem chống nắng?
Thoa serum bao lâu thì bôi kem chống nắng?

Nếu bạn sử dụng kem chống nắng thì bạn chỉ cần bôi ngay sau serum từ 1 – 2 phút như kem dưỡng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để khóa tinh chất và độ ẩm cho da, tình trạng da bị khô sạm, lão hóa sớm. Sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm, bạn có thể đợi 3-5 phút để kem thẩm thấu rồi sử dụng kem chống nắng.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm kem chống nắng vật lý quang phổ rộng 25ml của Dokova.

3. Dùng toner bao lâu thì thoa serum?

Toner là dung dịch lỏng, nhẹ hơn serum và dễ thẩm thấu. Bạn chỉ cần thoa dung dịch này lên da, vỗ nhẹ và đợi khoảng 1 phút là có thể dùng serum.

Toner có tác dụng cấp ẩm nhẹ và cân bằng độ pH cho da, giúp da có thể thẩm thấu các dưỡng chất tốt hơn. Tuy nhiên, các loại toner có thời gian thẩm thấu khác nhau, vậy nên bạn cần nhận biết độ nhờn rít trên da thông qua cảm giác để có thể thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

4. Nên dùng kem trị mụn trước hay sau serum?

Làn da của bạn đang trong tình trạng mụn viêm và cần dùng kem trị mụn thì hãy bôi kem trị mụn trước và thoa serum sau để mang lại hiệu quả trị mụn và dưỡng da.

Nên dùng kem trị mụn trước hay sau serum
Nên dùng kem trị mụn trước hay sau serum

Bằng việc thoa kem trị mụn trước serum làn da của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tình trạng mụn viêm nhờ tác dụng của kem trị mụn và xóa mờ các vết thâm do mụn nhờ các dưỡng chất có trong serum.

Đặc biệt, với làn da đang gặp các vấn đề về mụn thì bạn nên chọn các sản phẩm lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa chất hóa học, chất tạo mùi…

5. Bôi serum bao lâu thì rửa mặt?

Trong các bước sử dụng serum được chia sẻ bên trên thì sau khi thoa serum chính là việc thoa kem dưỡng ẩm.

Do đó, việc rửa mặt sau khi thoa serum là không nên vì khi rửa mặt, các dưỡng chất từ serum sẽ bị cuốn trôi và không mang lại công dụng dưỡng da như mong muốn.

Bài viết trên đây của Dokova đã chia sẻ đến bạn thứ tự các bước bôi serum, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, giúp bạn giải quyết các câu hỏi như bôi kem dưỡng trước hay sau serum, thoa kem chống nắng trước hay sau serum…. Hy vọng bạn sẽ chăm sóc da thật tốt và có một làm da mịn màng, tươi trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.