Nhắm mắt nhưng không ngủ được? TOP 5 cách cải thiện hiệu quả

Nhắm mắt nhưng không ngủ được? TOP 5 cách cải thiện hiệu quả

Phải thức trắng đêm, giấc ngủ chập chờn chỉ vì nhắm mắt nhưng không ngủ được. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở những người già, lớn tuổi mà đang dần trẻ hóa độ tuổi. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là gì? Có những cách nào để cải thiện?

Những biểu hiện của triệu chứng khó ngủ, mất ngủ

Đóng vai trò quan trọng với cơ thể, trong khoảng thời gian ngủ cơ thể sẽ được tự phục hồi và lấy lại năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, thay vào đó là giấc ngủ chập chờn, mất ngủ. Và những biểu hiện thường thấy của tình trạng này là:

  • Ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, cả đêm trằn trọc không ngủ được, rất khó để đi vào giấc ngủ. 
  • Thường xuyên thức giấc vào sáng sớm và rất khó để ngủ lại.
  • Ngủ dậy mệt mỏi, vã mồ hôi, đau đầu và phản xạ có phần chậm lại.
  • Khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố, thường gặp phải ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Không tỉnh táo, luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều.
Những biểu hiện của tình trạng khó ngủ, mất ngủ
Những biểu hiện của tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là do đâu?

Ảnh hưởng bởi nhịp sinh học

Có thể gọi nhịp sinh học của con người là “đồng hồ sinh học”, hệ thống này dùng ánh sáng, bóng tối và đồng hồ sinh học của cơ thể để điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể, sự trao đổi chất, quá trình sản xuất hormone bao gồm cả melatonin và giấc ngủ. 

Trong đó, hormone melatonin của tuyến tùng với khả năng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp điều chỉnh giấc ngủ. Vào ban ngày mức melatonin của cơ thể ở mức thấp và bắt đầu tăng dần khi trời tối, mức đỉnh điểm của melatonin rời vào khoảng 2 – 4 giờ sáng trước khi bắt đầu giảm trở lại. Do đó, để có một giấc ngủ ngon chúng ta cần đi vào giấc ngủ khoảng 2 giờ trước khi mức melatonin bắt đầu tăng.  

Mỗi cá nhân sẽ có đồng hồ sinh học khác nhau, do đó khi cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể ngủ được thì có lẽ nhịp sinh học của cơ thể bạn có thể đã bị tắt. Đây còn được xem là một trong những dấu hiệu của hội chứng giai đoạn ngủ muộn. Điều này được thể hiện khi bạn có thời gian ngủ muộn hơn so với thời gian bình thường (22h00 – 00h00), trằn trọc, nhắm mắt nhưng không ngủ được và khó thức dậy vào buổi sáng hôm sau. Người trẻ đang gặp phải tình trạng này nhiều nhất, khoảng từ 7 – 16% và chiếm 10% ở những người lớn tuổi bị mất ngủ mãn tính.

Tại sao cơ thể mệt mỏi sau một ngày dài nhưng không ngủ được?

Ảnh hưởng bởi giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng để tiếp tục các công việc vào buổi chiều một cách tốt hơn. Tuy nhiên, khi giấc ngủ trưa quá dài hoặc quá muộn lại khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

Theo nghiên cứu, giấc ngủ ngắn vào buổi chiều muộn sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được, ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc vào ban đêm.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được do suy nhược cơ thể

Bất cứ ai cũng gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở những người từ 20 – 40 tuổi. Suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ, gây khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ hay mộng mị và thường xuyên gặp ác mộng. Bên cạnh đó, ăn uống cũng không ngon miệng và thường có cảm giác chán ăn, thường xuyên buồn nôn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung và chất lượng công việc không hiệu quả.

Hoạt chất cafein

Hoạt chất cafein có khả năng ức chế hoạt động của adenosine (là hoạt chất dẫn do cơ thể tự tiết ra, điều hướng hệ thần kinh muốn nghỉ ngơi, thể hiện sự mệt mỏi và buồn ngủ) và phosphodiesterase (chất phân giải tín hiệu muốn nghỉ ngơi của cơ thể), khuếch đại tín hiệu hưng phấn của não bộ dẫn đến sự hưng phấn của não bộ, nhắm mắt nhưng không ngủ được, trằn trọc về đêm.

Theo nghiên cứu, cafein cần khoảng 5 giờ để bán hủy, do đó uống 200mg caffein lúc 16 giờ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây rối loạn giấc ngủ. Do đó, không nên uống cafe từ 16h00 trở đi để giấc ngủ được ngon và sâu giấc.

Caffein gây khó ngủ, mất ngủ
Caffein gây khó ngủ, mất ngủ

Sử dụng các thiết bị di động quá nhiều

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại sẽ ức chế sự sản xuất melatonin và làm giảm cảm giác buồn ngủ, khiến bạn rơi vào tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, phải mất thêm một khoảng thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ.

Do đó, hãy tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ để có giấc ngủ chất lượng như mong muốn.

Chứng rối loạn giấc ngủ

Không chỉ riêng hội chứng ngủ muộn gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà giấc ngủ còn bị ảnh hưởng bởi hội chứng: Ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên. Hơi thở liên tục ngừng lại và rất nông, sau đó cứ lặp đi lặp lại. Hội chứng chân không yên khiến bạn cảm thấy không thỏai mái và muốn di chuyển liên tục. Cả hai tình trạng này đều gây mất ngủ vào ban đêm và mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.

Các vấn đề về tâm lý gây khó ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được

Các vấn đề liên quan đến tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ gồm: 

  • Hội chứng rối loạn lo âu: Hội chứng này khiến bạn luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, bồn chồn, hay suy nghĩ và lo lắng. Não bộ liên tục hoạt động như vậy dẫn đến tình trạng rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc suốt đêm. Do đó, những người mắc hội chứng lo âu thường rất tỉnh táo, ngay cả khi đó là thời gian nghỉ ngơi.
  • Suy nhược thần kinh: Mất ngủ sẽ kéo dài 1 tháng, thậm chí là lâu hơn nếu bạn bị suy nhược thần kinh. Theo một nghiên cứu vào năm 2019, có tới 90% những người được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh trầm cảm gặp rất nhiều khó khăn về chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu chất và áp lực công việc.
  • Stress, trầm cảm: Mất ngủ là một trong những biểu hiện ban đầu của chứng bệnh trầm cảm. Những áp lực về cuộc sống, gia đình, công việc… bị tích tụ lâu dần sẽ có những tác động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Stress, trầm cảm sẽ làm thay đổi hormone điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hay trằn trọc, nhắm mắt nhưng không ngủ được.

Chế độ ăn kiêng ảnh hưởng đến giấc ngủ

Giấc ngủ và chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo nghiên cứu năm 2019 của các chuyên gia, việc thay thế 5% calo của một người từ protein bằng một lượng tương đương chất béo bão hòa hoặc sự thay đổi về carbs sẽ làm tăng nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày. Và ngược lại, thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, protein hoặc carbs sẽ làm giảm nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày, giúp ngon giấc, tránh xa tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được vào ban đêm.

Chế độ ăn kiêng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Chế độ ăn kiêng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Ảnh hưởng bởi tuổi tác

Theo thời gian, khi tuổi tác ngày càng cao thì các chức năng của cơ thể cũng sẽ yếu đi và hoạt động chậm dần. Chất lượng giấc ngủ sẽ không được đảm bảo như hồi còn trẻ, khó đi vào giấc ngủ, buồn ngủ ngủ nhưng nhắm mặt lại không ngủ được sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Khi càng lớn tuổi, lượng hormone tăng trưởng HGH do tuyến yên tiết ra bị suy giảm. Đối với người trên 60 tuổi thì lượng hormone này đã bị suy giảm khoảng 80% so với những người 20, 21 tuổi. Đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo giấc ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu giấc nên người cao tuổi sẽ khó có giấc ngủ ngon, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo vì sự suy giảm của hormone HGH. Đó là lý do tại sao nằm mãi không ngủ được, nhắm mắt nhưng không ngủ được mà nhiều người lớn tuổi đang phải đối mặt. 

Tuy nhiên, lượt tìm kiếm về cách trị mất ngủ cho người trẻ ngày càng tăng cao, điều này cho thấy mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Những áp lực về cuộc sống, gia đình, áp lực công việc, học tập… đã khiến nhiều người trẻ rơi vào tình trạng mất ngủ. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng và làm suy kiệt sức khỏe.

Ảnh hưởng bởi môi trường

Môi trường ngủ không tốt có những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Các vấn đề từ môi trường gồm:

  • Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, không phù hợp với nhiệt độ của cơ thể.
  • Không gian bí bách, ngột ngạt.
  • Ngủ sai tư thế khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Ánh sáng phòng ngủ quá chói, chập chờn gây khó ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được.
  • Ảnh hưởng bởi tiếng ồn của môi trường xung quanh.
  • Giường ngủ không thoải mái, chăn ga gối đệm quá cứng hoặc bị bẩn gây ngứa ngáy, khó chịu.

Những ảnh hưởng của tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

Mất ngủ, thiếu ngủ chưa bao giờ là tốt, nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây tổn hại lớn đến các cơ quan của cơ thể.

Vậy nhắm mắt có được coi là ngủ không? Nhiều người vẫn lầm tưởng cho rằng cơ thể đang được nghỉ ngơi vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên, đây là một lầm tưởng và các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì thực tế, khi nằm nghỉ ngơi cơ thể vẫn phải hoạt động, các cơ quan không có thời gian nghỉ ngơi, tự phục hồi và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Hệ lụy của việc mất ngủ gây nên với cơ thể là: 

  • Ngủ dậy mệt mỏi, mất tập trung, hiệu suất công việc không đạt chất lượng.
  • Gây ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tinh thần.
  • Đau đầu, suy giảm trí nhớ.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch
  • Làm xấu da, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Top 5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả

Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng việc bổ sung thực phẩm

Có rất nhiều loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm như: 

  • Hạnh nhân: Hạnh nhân là nguồn cung cấp hormone melatonin tự nhiên cho cơ thể, giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học. Đồng thời, hạnh nhân sẽ cung cấp 19% magie theo đúng nhu cầu hàng ngày của cơ thể chỉ với 30 gram. Do đó, hạnh nhân sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả, phù hợp với những người đang mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được.
  • Các loại cá béo: Omega 3 từ cá hồi, cá thu, cá ngừ rất tốt cho cơ thể, giúp chống lại bệnh tim và tăng cường sức khỏe não bộ. Ngoài ra, điều khiến các loại cá này trở nên đặc biệt hơn là sở hữu lượng lớn vitamin D. Sự kết hợp giữa vitamin D và omega 3 có khả năng tăng cường sản xuất serotonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Gà tây: gà tây sở hữu chất axit amin tryptophan đẩy nhanh quá trình sản xuất melatonin. Đồng thời, tiêu thụ một lượng vừa phải protein sẽ cung cấp năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi. 
  • Gừng: Gừng chứa thành phần gingerrol có công dụng xoa dịu và làm giảm căng thẳng, hỗ trợ cải thiện trầm cảm và chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Do đó, phương pháp chữa mất ngủ bằng gừng được nhiều người biết đến và áp dụng. 

Hình thành thói quen sinh hoạt

Tập thể dục ở mức độ phù hợp giúp cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo hơn vào ban ngày. Hơn hết, việc duy trì thói quen sinh hoạt sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ, rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc.

Hình thành thói quen sinh hoạt để cải thiện giấc ngủ
Hình thành thói quen sinh hoạt để cải thiện giấc ngủ

Cải thiện chứng nhắm mắt nhưng không ngủ được bằng thời gian ngủ khoa học

Ngủ và thức giấc vào một khoảng thời gian cố định sẽ trở thành một thói quen và trở thành “thời gian biểu”, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể hiệu quả. Nhờ vào đồng hồ sinh học, cơ thể sẽ đưa ra các dấu hiệu của buồn ngủ và thức dậy vào một thời gian cụ thể, giúp bạn không bị mệt mỏi sau khi thức dậy.

Thói quen này cần được duy trì trong một thời gian dài vào một khoảng thời gian cụ thể. Cơ thể sẽ ngủ ngon, không cần đến báo thức khi thói quen này được hình thành, được cơ thể thích nghi.

Khắc phục tâm lý để cải thiện giấc ngủ

Căng thẳng và muộn phiền khiến não bộ không thể nghỉ ngơi. Do đó, quan tâm đến việc xoa dịu, giải quyết các vấn đề về tâm lý sẽ cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Vì vậy bạn có thể áp dụng một vài cách sau để thư giãn tâm lý như: Nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga, nghĩ về những điều hạnh phúc, thả lỏng vào buổi tối…

Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng thực phẩm chức năng

Mất ngủ là tình trạng nhiều người đang gặp phải và không thể cải thiện dù đã từng thử qua các cách trị mất ngủ tự nhiên. 

Viên uống ngủ ngon DOKOVA Sweet Dreams là sản phẩm đặc trị chứng mất ngủ, khó ngủ hàng đầu hiện nay. Không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, viên uống DOKOVA Sweet Dreams còn hỗ trợ an thần, cải thiện tình trạng đau đầu hiệu quả. Viên uống DOKOVA Dreams giúp cơ thể khôi phục đồng hồ sinh học, khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, từ đó dứt điểm hoàn toàn tình trạng mất ngủ kéo dài.

Dùng DOKOVA Sweet Dreams thường xuyên để hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ mỗi đêm.
Dùng DOKOVA Sweet Dreams thường xuyên để hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ mỗi đêm.

Thành phần: Bảng thành phần chọn lọc với sự kết hợp của: Cao đinh lăng, Immune Nov, Melatonin, Cao bình vôi, cao vông nem, Lạc tiên… Sản phẩm đạt chuẩn GMP được chứng nhận bởi Bộ Y Tế. Do đó, sản phẩm an toàn, lành tính và được kiểm định về chất lượng.

Công dụng: 

  • Cải thiện các triệu chứng như nhức đầu.
  • Hỗ trợ giảm ức chế hệ thần kinh và hạn chế tình trạng cao huyết áp. 
  • DOKOVA Sweet Dreams hỗ trợ an thần, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Mất ngủ, trằn trọc, nhắm mắt nhưng không ngủ được là tình trạng nhiều người đang phải đối mặt. Tình trạng này có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân hình thành của của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, hãy điều trị và dứt điểm ngay tình trạng này trước khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.